👉Bấm vào đây để xem 👉 BÍ QUYẾT HẾT ĐAU DẠ DÀY
👉 Bấm vào đây để xem 👉 CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN - TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT
🌏 Kết nối với BẢO KỲ NAM - THUỐC NAM TRƯỜNG SINH
► Zalo: https://zalo.me/thuocnamtruongsinh
Tính vị: Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
Quy kinh: Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ).
Tác dụng:
- Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
- Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
- Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
- Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đờm , trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách);
Chủ trị:
Tan những chất lưu kết trong bụng, đờm trệ ở ngực, tiêu đầy trướng, yên dạ dày, phong nhập vào đại trường.
Liều dùng
- Dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
- Tỳ, Vị hư hàn mà không có thấp tích. Đàn bà có thai, gầy yếu chớ dùng.
Bài thuốc có vị Chỉ xác
Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều: Chỉ xác, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g (Quảng Lợi Phương).
Trị răng đau nhức: Chỉ xác ngâm rượu súc miệng (Thánh Huệ Phương).
Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó: Nướng Chỉ xác, bỏ múi, Cam thảo mỗi thứ 4g, sắc uống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
Trị lở đau sưng:
- Chỉ xác nướng nóng, chườm vào đó 7 trái (Bí Hiệu Phương).
- Dùng bột Chỉ xác, bỏ vào trong bình nấu sôi thật lâu trước xông sau rửa (Bản Sự Phương).
Trị nấc cụt do thương hàn: Chỉ xác 20g, Mộc hương 4g tán bột, mỗi lần uống 4g, với nước sôi, chưa bớt thì uống tiếp (Bản Sự phương).
Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đờm, co giật: Chỉ xác bỏ múi sao với cám, Đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng. Nếu cấp kinh phong dùng Bạc hà giã vắt lấy nước uống với thuốc. Nếu mạn kinh phong dùng Kinh giới nấu uống với 3-5 giọt rượu, ngày 3 lần (Bất Kinh Hoàn – Tiểu Nhi Phương).
Trị trẻ nhỏ bị chứng nhuyễn tiết (mụn nhọt mềm có nước): Chỉ xác 1 trái lớn (không lấy loại trắng), mài cho bằng miệng rồi lấy hồ miến bôi quanh miệng, úp lên trên đầu miệng mụn thì có thể tự ra hết máu mủ và không có sẹo (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị bụng đầy, người lớn cũng như trẻ nhỏ, khí huyết ngưng trệ: “Tứ Diệu Hoàn” gồm Chỉ xác đầy mà lưng còn xanh, bỏ múi đi, lấy 160g chia làm 4 phần, 40g sao với Thương truật, 40g sao với La bặc tử, 40g sao với Hồi hương, 40g sao với Can tất, xong bỏ các vị ấy đi, lấy Chỉ xác, tán bột dùng. Lấy 4 vị trước sắc lấy nước trộn bột gạo làm thuốc viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm, sau khi ăn (Giản Dị Phương).
Trị vùng xương sườn đau nhức vì sợ quá mà tổn thương tới khí: Chỉ xác (sao) 40g, Đào chi (sống) 20g, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước sắc Gừng và Táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngứa do phong chẩn: Chỉ xác, Kinh giới, Khổ sâm, Phòng phong, Thương nhĩ thảo, Bại bồ, nấu nước tắm gội (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lỵ, mót rặn: Chỉ xác, Binh lang, Thược dược, Hoàng liên, Thăng ma, Cát căn, Cam thảo, Hồng khúc, Hoạt thạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khí hư, đại tiện khó: Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch môn đông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau ở hông sườn phải: Chỉ xác, Nhục quế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).