👉Bấm vào đây để xem 👉 BÍ QUYẾT HẾT ĐAU DẠ DÀY
👉 Bấm vào đây để xem 👉 CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN - TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT
🌏 Kết nối với BẢO KỲ NAM - THUỐC NAM TRƯỜNG SINH
► Zalo: https://zalo.me/thuocnamtruongsinh
Tính vị, công năng
Lá diễn tàu có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch.
Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vị nhạt, tính mát; sách “Lĩnh nam thảo dược chí” ghi: vị hơi ngọt, tính mát; sách “Lĩnh nam thái dược lục” ghi: tính mát, hơi hàn; còn sách “Nam Ninh thị dược vật chí” lại ghi: vị đắng, tính hàn. Can thái có công năng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, giải độc [TDTH, II: 997].
Công dụng
Toàn cây lá diễn tàu được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, lên sởi, viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp, viêm gan cấp, viêm kết mạc, viêm ruột, lỵ. Còn chữa phong thấp, viêm khớp, giảm niệu, đái ra dưỡng chấp. Ngày 30 – 60g dược liệu là toàn cây khô hoặc 60 – 120g cây tươi, sắc lấy nước uống.
Dùng ngoài trị lở, sưng, rôm sẩy, mụn nhọt, phỏng ra; dùng lá tươi, giã nát, xoa lên hoặc đắp.
Nhân dân cũng dùng lá nấu canh ăn với thịt lợn, ngon như rau bồ ngót với tác dụng, mát gan.
- Ở Trung Quốc, lá diễn tàu được dùng để lương huyết, chữa nhiệt bệnh, sốt, cảm mạo, ban chẩn, bình can, minh mục (làm sáng mắt), trị tiểu tiện ra máu, bí đái, ung sang thăng độc [TDTH, II: 997). Nước sắc chữa khó tiêu, sốt cao. Lá tươi giã nát đắp lên mặt hoặc nấu nước rửa mắt (Perry et al., 1980).
- Ở Indonesia, lá tươi được dùng trị táo bón [Medicinal herb index, 1995: 248].
Bài thuốc có lá diễn tàu
Chữa cảm mạo và sốt: Lá cây lá diễn tàu, đơn kim (toàn cây bỏ rễ), rau má, mỗi vị 45g, sắc lấy nước uống trong ngày.