Cây bạc hà có tác dụng gì | Lá bạc hà trị ho Lamiaceae(bạc Hà)

Công dụng: Thuốc làm nóng, sát trùng, dễ tiêu, chữa cảm cúm, nhức đầu sổ mũi, đau bụng (Lá).
Cây bạc hà có tác dụng gì | Lá bạc hà trị ho

👉Bấm vào đây để xem 👉 BÍ QUYẾT HẾT ĐAU DẠ DÀY

👉 Bấm vào đây để xem 👉 CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN - TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT


🌏 Kết nối với BẢO KỲ NAM - THUỐC NAM TRƯỜNG SINH

► Zalo: https://zalo.me/thuocnamtruongsinh

Công dụng và liều dùng

  • Bạc hà là một vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.
  • Tinh dầu bạc hà và mentola dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi đầu nhức. Theo Lesieur và J. Meyer bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau.
  • Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng (trúng thử), đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu. Liều dùng lá và toàn cây: Ngày uống từ 4 đến 8g dưới dạng thuốc pha. Tinh dầu và mentola: Một liều 0,02 đến 0,2ml, một ngày 0,06 đến 0,6ml.
  • Còn dùng dưới hình thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.

Đơn thuốc có bạc hà (lá và toàn cây)

  • Thuốc chữa nôn thông mật giúp sự tiêu hoá. Lá bạc hà hay toàn cây bạc hà bỏ rễ 5g, pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống 1 lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần uống 5 đến 10 giọt hay hơn.
  • Chè chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Nước sôi đổ vào chờ 20 phút, uống lúc đang nóng.

Chú thích:

  • Ngoài loài bạc hà nam kể trên, trên thế giới và ngay ở nước ta còn dùng nhiều loại bạc hà khác sau đây:
  • Bạc hà châu Âu – Mentha piperita L.
  • Loài này mọc và được trồng chủ yếu ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Bản thân loài này cũng không phải là một loài dòng mà do lai nhiều loài khác nhau, giá trị cũng thay đổi tuỳ theo nơi mọc. Cho nên trong loài Mentha piperita, người ta cho rằng tốt nhất là loài nguồn gốc vùng Mitcham ở Anh. Những nước khác phần nhiều đều lấy giống ở đây về trồng, từng thời kỳ lại phải tới đó lấy giống lại. Trong loài này người ta còn phân biệt ra hai dạng a/ Dạng xanh hay trắng Mentha piperita var. officinalis forma paliescens có nghĩa lànhạt màu, màu vàng nhạt), hay White mịn; b/ dạng đỏ hay tím Mentha peperita var. officinalis forma rubesccns Camus hay Black mint hay Menthe poivréc noire (rubescens có nghĩa là đỏ).
  • Cả hai thứ đều thân vuông, gần như không lông, cao chùng 0,50m cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, khác với loài M. arvensis có cụm hoa mọc ở kẽ các lá. Thứ pallescens có thân và lá màu xanh nhạt, hoa màu trắng nở rất rõ, thứ rubescens có thân và lá điểm tía, hoa màu đỏ nâu, nở không rõ. Tinh dầu loài này mùi thơm mát chứ không hắc như tinh dầu bạc hà M. arvensis, nhưng trong tinh dầu tỷ lệ mentol thường thấp hơn 40-65%, menton 6-18%, ngoài ra còn các este axetat, butyrat và izovalerianat mentola. Chính trong các loài này, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã lựa chọn được loài bạc hà số 541 có tới 5,2% tinh dầu trong đó có tỷ lệ tinh dấu tới 64,4% mentola loài bạc hà lai số 272 có 5,6% trong đó tỳ lệ mentola là 58,8%.
  • Nãm 1958, chúng tôi có xin được loài bạc hà lai số 272 của Liên Xô cũ mang về uồng thử hiện nay được phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nhưng vào hoàn cảnh Việt Nam bị thoái hoá dần. Tuy nhiên tỷ lệ tinh dầu vẫn cao, 2-3%, mùi rất thơm mát, cần tiếp tục phát triển và nếu có điều kiện cần di thực thêm giống để trồng.
  • Bạc hà Nhật Bản Mentha arvenis L. var. piperascens Malinv. Qua sự nghiên cứu những năm gần đây, người ta cho loài này thực ra cũng do sự lai tạp giữa loài Mentha arvensis L. và loài Mentha aquatica L. Loài này được trồng ở Nhật Bản, lá rất giống lá bạc hà M. arvensis nói trên. Cây bạc hà này hái đợt đầu cho hiệu suất tinh dầu là 0,66%-, hái lần thứ hai 1,6%, lần thứ ba có tỷ lệ 1,57%, bình quân là 1,28%, trong tinh dầu tỷ lệ mentol là 70-90%, menton là 10-20%, ngoài ra còn pinen, nói chung gần như loài của Trung Quôc.
  • Loài bạc hà cho tinh dấu lưu lan hương còn gọi là lục bạc hà-Mentha viridis L. (Mentha spicata L.), được trồng ở các nước Âu Mỹ, gần đây thấy Trung Quốc có khai thác và bán tình dầu sang cho ta. Theo giáo sư Tôn Hùng Tài (Trung Quốc) thì loài bạc hà cho tinh dầu lưu lan hương trồng thí nghiệm ở Nam Kinh, thuộc loài Mentha citrata Ehrh. Tỷ lệ tinh dầu trong loài này là 0,2 đến 0,50%, gọi là Oleum Menthae viridis, thành phần chủ yếu trong tinh dầu này là chất cacvon C10H14O, tỷ lệ 45-60%, pinen và limonen, không chứa mentola ít dùng làm thuốc, chủ yếu dùng trong hương liệu.
  • Tại Việt Nam, chúng tôi cất từ loài húng dũi Mentha crispa L. được thứ tinh dầu có chứa 50- 60% cacvon như tinh dầu lưu lan hương (Đỗ Tất Lợi, 1970)

    Bạn bị VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

    Nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh viêm LOÉT DẠ DÀY gây ra: Ợ HƠI, Ợ CHUA, NÓNG RÁT DẠ DÀY, ĐAU ÂM Ỉ VÙNG THƯỢNG VỊ, ĂN UỐNG ĐẦY BỤNG? bạn đã tìm đủ mọi cách rồi đúng không? Và đâu là cách tốt nhất cho bạn?

    Tôi không muốn phí thời gian của bạn. Và nếu như bạn thực sự khao khát muốn có một sức khỏe tốt, thoát khỏi tình trạng tồi tệ này kể từ ngày hôm nay thì tôi rất vinh hạnh mời bạn BẤM VÀO nút XEM THÊM! Bạn sẽ biết những bí quyết THẬT ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ!


Gọi chuyên gia tư vấn 0918369119   hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ gọi lại
Nội dung yêu cầu hoặc câu hỏi