Cây Ba đâu, Ba đậu tàu | Croton tiglium Euphorbiaceae(Thầu dầu)

Công dụng: chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.
Cây Ba đâu, Ba đậu tàu | Croton tiglium

👉Bấm vào đây để xem 👉 BÍ QUYẾT HẾT ĐAU DẠ DÀY

👉 Bấm vào đây để xem 👉 CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN - TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT


🌏 Kết nối với BẢO KỲ NAM - THUỐC NAM TRƯỜNG SINH

► Zalo: https://zalo.me/thuocnamtruongsinh

Tính vị, công dụng:

  • Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ.
  • Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.

Chỉ định và phối hợp:

  • Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.
  • Rễ dùng trị Thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn.
  • Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.

Bài thuốc có vị Ba đậu

Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.

Trị tắt ruột: Ba đậu sương cho vào nang nhựa uống, người lớn mỗi lần uống 1 – 2 viên nang ( tương đương 0,15 – 0,30g), trẻ em giảm liều, lúc cần 3 – 4 giờ uống 1 lần. Theo dõi 50 ca kết quả khỏi 40 ca, 10 ca không khỏi ( Tiêu Niệm Hoa, Báo Thiên tân Y dược 1974,7:431).

Trị tưa trẻ em (muguet): Ba đậu 1g, nhân hạt dưa hấu 0,5g tán nhỏ gia ít dầu thơm trộn đều, vo thành viên nhỏ đắp ở huyệt ấn đường, 15 giây lấy ra, ngày 1 lần, thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 ca, có kết quả khỏi 90%, có kết quả 7,9%, không kết quả 2,1% ( Lâm trường Hỷ và cộng sự, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,9:548).

Trị hàn tả:

  • Ba lưu tán ( bột than Ba đậu, bột Lưu hoàng), cho vào nang nhựa uống.
  • Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g, bột Lưu hoàng 1,24g. Đã dùng trị 38 ca tiêu chảy mạn tính, thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1 đến 30 ngày.
  • Kết quả khỏi 20 ca, tiến bộ 13 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ kết quả 86,8% ( Sử Tải Tường, Tạp chí Trung y 1979,12:30).

Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích: Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sương, Can khương, Đại hoàng lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 – 1g với nước sôi nguội.

Trị bụng báng thủy thũng: Ba đậu sương, Hạnh nhân lượng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 0,6g với nước sôi nguội. Kiêng uống rượu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lượng như sau: Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 – 6 viên.

Trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng: Tam vật bạch thang ( Trương Trọng Cảnh): Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm. Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g, tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g – 1g với nước sôi ấm ( Diệp quất Tuyền).

Ghi chú:

  • Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng.
  • Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.

    Bạn bị VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

    Nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh viêm LOÉT DẠ DÀY gây ra: Ợ HƠI, Ợ CHUA, NÓNG RÁT DẠ DÀY, ĐAU ÂM Ỉ VÙNG THƯỢNG VỊ, ĂN UỐNG ĐẦY BỤNG? bạn đã tìm đủ mọi cách rồi đúng không? Và đâu là cách tốt nhất cho bạn?

    Tôi không muốn phí thời gian của bạn. Và nếu như bạn thực sự khao khát muốn có một sức khỏe tốt, thoát khỏi tình trạng tồi tệ này kể từ ngày hôm nay thì tôi rất vinh hạnh mời bạn BẤM VÀO nút XEM THÊM! Bạn sẽ biết những bí quyết THẬT ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ!


Gọi chuyên gia tư vấn 0918369119   hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ gọi lại
Nội dung yêu cầu hoặc câu hỏi