Bạch quả, Ngân hạnh, Rẽ quạt, Áp cước tử, Công tôn thụ | Ginkgo biloba Ginkgoaceae (Bạch quả)

Công dụng: Bổ thần kinh, điều hòa tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị đái đường, giúp an thần ngủ ngon giấc (Lá).
Bạch quả, Ngân hạnh, Rẽ quạt, Áp cước tử, Công tôn thụ | Ginkgo biloba

👉Bấm vào đây để xem 👉 BÍ QUYẾT HẾT ĐAU DẠ DÀY

👉 Bấm vào đây để xem 👉 CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN - TRÁNH PHẢI PHẪU THUẬT


🌏 Kết nối với BẢO KỲ NAM - THUỐC NAM TRƯỜNG SINH

► Zalo: https://zalo.me/thuocnamtruongsinh

Tác dụng điều trị

Thiểu năng não

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.

Bệnh tắc động mạch ngoại biên

Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng 120-160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8 tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

  • Chóng mặt và ù tai

Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng 120-160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.

  • Dạng thuốc dùng

Cao tiêu chuẩn hóa (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỷ lệ dược liệu/cao là 35-67/1), chứa 22-27% flavon glycosid và 5-7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,8-3,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6-3,2% là bilobalid.

Tính vị, công năng

  • Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.
  • Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.
  • Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.
  • Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.
  • Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.
  • Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi chứng khỏi được chứng hư tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
  • Bạch quả ăn sống giáng (hạ) được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu dược độc, sát được trùng.
  • Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu.
  • Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột.
  • Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kém trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn.

  • Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. Liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỉ lệ dược liệu/cao lá 36 – 67/1: ngày dùng 120 – 240 mg, chia 2 – 3 lần, 40 mg cao tương đương 1,4 – 2,7g lá. Cao lỏng (1:1), 0,5ml, ngày 3 lần.


Gọi chuyên gia tư vấn 0918369119   hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ gọi lại
Nội dung yêu cầu hoặc câu hỏi